Công dụng quạt hướng trục cao áp QTA
quạt hướng trục cao áp QTA, Công dụng quạt hướng trục cao áp QTA, Quạt hướng trục cao áp QTA được sử dụng rộng rãi trong tầng hầm tòa nhà cao tầng, tạo áp cầu thang bộ, hút khói, hầm mỏ,....
QUẠT HƯỚNG TRỤC CAO ÁP QTA
Quạt hướng trục cao áp cầu thang dạng quạt hướng trục QTA đường kính từ 500 –> 900 mm , lưu lượng từ 4000 -> 50.000 m3/h kiểu dáng chắc chắn thân thiện với môi trường, với dòng motor phòng chống cháy nổ, lắp đạt trong các tòa nhà cao tầng, tạo áp cầu thang bộ, hút khói
Vấn đề an toàn cho nhà cao tầng (từ 10 đến 30 tầng) là vấn đề mới, nó đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có các quy định đồng bộ về an toàn cho nhà cao tầng.
Ở VN – Tiêu chuẩn đã được ban hành từ 1996 ( TCVN 6160 : 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế - Điều 11: Thông gió và hút khói
· Cụ thể nội dung của hệ thống tăng áp:
1. Những mục tiêu chính của hệ thống điều áp.
Mục tiêu của bất kì hệ thống điều áp nào cũng là giữ cho khói và khí độc cách xa lối thoát hiểm để cho người trong vùng cháy đó có thể thoát hiểm hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.
a) An toàn cho con người: Bảo vệ tính mạng con người trong những trường hợp có hỏa hoạn bằng những lối thoát hiểm hoặc những nơi ẩn nấp tạm thời được điều áp.
b) Chống lửa: Để cho những thao tác chống lửa phát huy hiệu quả thì những trục thang máy hay cầu thang bộ cần phải được duy trì chênh áp để ngăn cản việc xâm nhập của khói từ tầng bị cháy khi tầng bị cháy có hay không có hệ thống điều hòa.
c) Bảo vệ tài sản: Sự lây lan của khói vào trong những khu vực mà ở đó chứa thiết bị có giá trị, phương tiện xử lí dữ liệu và thiết bị khác mà đặc biệt nhạy cảm khi có khói, thiệt hại cần phải được hạn chế.
2. Nguyên lí của hệ thống tăng áp cầu thang.
Hệ thống tăng áp cầu thang trong các tòa nhà bao gồm quạt, đường ống dẫn gió, các cửa cấp, các van đóng mở, các cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển.
Chức năng của hệ thống này nhằm mục đích để khói và lửa không vào thang bộ được thì cột áp trong cầu thang phải cao hơn trong hành lang. Chính vì thế phải có quạt tạo áp lực cao cung cấp không khí vào cầu thang. Người (già yếu và khỏe) đều có thể đẩy được cửa để vào cầu thang bộ (cửa này không được khóa bao giờ). Cửa cầu thang là cửa chống cháy (chịu nhiệt và chịu lửa khoảng 1 hay 2 giờ) sẽ có bản lề thủy lực tự động đóng lại và một phần do áp lực trong thang mạnh sẽ đóng cửa liên tục.
3. Điều khiển.
Thông thường điều khiển có hai dạng chính:
a. Điều khiển thông qua biến tần:
Khi xảy ra cháy hệ thống điều khiển tăng áp sẽ được kích hoạt hoạt động. Hệ thống này nhận tín hiệu từ các cảm biến chênh áp đặt tại các tầng sau đó xuất tín hiệu ra biến tần điều khiển động cơ quạt gió. Khi thiếu áp suất biến tần sẽ nhận được tín hiệu chạy cao hơn và ngược lại khi áp suất đã đạt biến tần sẽ nhận được tín hiệu chạy chậm lại.
b. Điều khiển thông qua hệ thống valve xả gió.
Khi xảy ra cháy hệ thống điều khiển tăng áp cầu thang sẽ được kích hoạt. Quạt lúc này sẽ được khởi động trực tiếp để chạy 100% tạo áp cho cầu thang. Bộ điều khiển tín hiệu sẽ nhận tín hiệu chênh áp từ các cảm biến đặt ở các phòng sau đo điều khiển valve xả gió. Nếu áp suất dư càng nhiều valve xả gió sẽ được mở rộng càng lớn giúp cần bằng áp suất, nếu áp suất bị thiếu valve xả gió sẽ được đóng nhỏ lại.
4. Hoạt động.
Quạt tăng áp cấp không khí vào cầu thang và không khí thoát ra ngoài khu vực cháy bao gồm cả khói và bụi. Khi người chạy ra khỏi một cửa ở tầng 1 chẳng hạn thì cửa đó sẽ mở ra và có bản lề thủy lực kéo cửa luôn đóng vào, còn hệ cửa để thoát một phần khói bụi (nếu có bị lọt vào cầu thang ) thì ra một phía khác, cửa này có van điều chỉnh và cảm biến chênh áp, chỉ cho mở ra khi áp lực chênh trong giới hạn cho phép.
Quạt tăng áp cấp không khí vào cầu thang và không khí thoát ra ngoài khu vực cháy bao gồm cả khói và bụi. Khi người chạy ra khỏi một cửa ở tầng 1 chẳng hạn thì cửa đó sẽ mở ra và có bản lề thủy lực kéo cửa luôn đóng vào, còn hệ cửa để thoát một phần khói bụi (nếu có bị lọt vào cầu thang ) thì ra một phía khác, cửa này có van điều chỉnh và cảm biến chênh áp, chỉ cho mở ra khi áp lực chênh trong giới hạn cho phép.
Khi hỏa hoạn xảy ra từ 1 phòng (căn hộ), khói sẽ lan ra hành lang, vì vậy phải có hệ thống hút khói tại hành lang (smoke control exhaust system) dùng để giảm thiểu ảnh hưởng của khói. Hệ thống này gồm các van khói (luôn đóng) đặt dưới trần mỗi tầng nối với các ống hút tới quạt hút đặt trên mái. Khi có tín hiệu báo cháy, van khói tại tầng bị cháy và quạt hút được kích họat mở để hút khói. Ống khói phải cao hơn đỉnh mái nhà tối thiểu 2,5m. Quạt dạng chịu nhiệt.
Theo các tiêu chuẩn nước ngoài: Cầu thang thoát hiểm kín (không yêu cầu đối với các cầu thang hở) cần được tạo áp 20 – 50 Pa để khói không thể xâm nhập vào cầu thang (TCVN là 20 Pa), trong trường hợp người dân được sơ tán qua phòng đệm thì vận tốc gió qua cửa là 0,75 - 1,3 m/s. Số lượng cửa mở thông thường là 1 cửa ở tầng trệt (thoát hiểm ) và 1 cửa ở tầng bị cháy.
Khoang cho hệ thống thang máy bao gồm thang máy thông thường và thang dành cho lực lượng cứu hỏa, cứu hộ... hoạt động trong thời gian cháy cũng phải được tạo áp như cầu thang bộ.
Không khí cấp vào cầu thang bộ và thang máy có thể từ một hoặc nhiều quạt, thổi thẳng vô cầu thang hoặc qua ống cấp gió.
Cách tính trở lực đường ống và chọn quạt theo các cách tính thông thường.
5. Thông khói và điều áp.
Trong các khoảng không gian rộng của tòa nhà như bãi đậu xe, trung tâm mua sắm, khu triễn lãm… thông thường được điều khiển khói bằng thông gió để hút khói ra khỏi các khu vực đó. Trong các tòa nhà cao tầng thì cầu thang bộ, hành lang… xem là lối thoát hiểm và thông khói có thể chỉ áp dụng trong trường hợp xấu nhất.